Trụ sở chính
mì cay seoul

Địa chỉ: 78, Hoàng Diệu, Phường 13, Quận 4, Tp. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 19003360

Email: Contact@micayseoul.com

Trình Tự Chăm Sóc Và Tự Chăm Sóc F0 Tại Nhà

TRÌNH TỰ CHĂM SÓC VÀ TỰ CHĂM SÓC F0 TẠI NHÀ.

Đây là kiến thức thường thức- phổ thông, Seoul  tham khảo từ các Bác Sĩ Đông - Tây Y  đưa lên để ai cũng có thể đọc hiểu được, ''chăm sóc'' thay cho từ ''điều trị''

1. Công tác chuẩn bị.

- Không gian thoáng, không có máy lạnh nhưng cũng đừng quá nhiều gió.

- Máy đo huyết áp, nhiệt kế, thiết bị đo SpO2, nhịp tim.

- Thuốc.

a). Thuốc thông thường: hạ sốt, dầu gió (dùng dầu tràm nguyên chất hoặc ưu tiên các loại dầu tự nhiên), thuốc tiêu chảy, Oresol.

b). Thiết yếu. (dùng theo chỉ định của Bác sĩ, nếu tư vấn từ xa, ace chuẩn bị sẵn, khi Bác sĩ chỉ định thì có luôn, chưa có chỉ định của Bs thì không được dùng):

- Medrol 16mg x 10 viên.

- Sabutamol 2mg x 20 viên.

- Theophyline 100mg x 20 viên.

Nhắc lại: những thuốc thiết yếu nói trên dùng theo chỉ định của Bác sĩ. Nhưng chúng ta cứ chuẩn bị sẵn trong tình huống tư vấn từ xa.

2. Tiến hành.

Khi bản thân là F0 hoặc người thân là F0, trước hết phải bình tĩnh, không hoảng loạn. Trong tâm thức luôn nghĩ sẽ ổn, mọi thứ sẽ qua. Không suy nghĩ tiêu cực.

a). KHI F0 KHÔNG CÓ CÁC TRIỆU CHỨNG:

-  Sinh hoạt: Tắm trước 19h. Tắm nước ấm. Không tắm nước lạnh, tắm xong không được ngồi trước quạt gió và máy lạnh. Luôn uống nước ấm. Tuyệt đối không uống nước lạnh, nước đá.

-  Về dinh dưỡng: đảm bảo ăn nhẹ đủ chất, dễ tiêu. Tuyệt đối không ăn những thực phẩm sau: Tôm, cua, ốc, cá biển, da gà, chim câu, baba, các chép, cá mè, trứng vịt lộn đó là những thực phẩm kiêng tuyệt đối khi mình đã là F0. Mỗi sáng làm ly trà gừng ấm nóng uống sau bữa ăn.

- Về vận động và dưỡng sinh. Chủ yếu tập hít sâu và thở thật chậm. Nếu ai đã từng tập thở khí công như tôi đã hướng dẫn thì tập vào các khung giờ Tí- Ngọ- Mão- Dậu tương đương (23h-1h) (5h-7h) (11h-13h) (17h-19h). Trước khi tập hít thở thì uống 1 ly 200ml nước Âm Dương, nước âm dương là nước pha với tỷ lệ ½ nước lạnh pha với ½ là nước sôi.

- Nghỉ ngơi, nghe nhạc, nghe thuyết pháp, đọc sách.

b). KHI F0 CÓ BIỂU HIỆN CÁC TRIỆU CHỨNG thường gặp như: ho, đau họng, sốt, gai rét, sợ lạnh muốn đắp chăn, mình mẩy, cơ xương đau nhức, có thể kèm theo tiêu chảy.

 Điều trị triệu chứng.

Khi thấy gai gai rét, sợ lạnh, muốn đắp chăn ấy là đang sốt do virus. Mình mẩy đau nhức, đau dọc sống lưng rất khó chịu. Tức là đang sốt.

Khi cảm thấy nóng, mồ hôi túa ra, ấy là đang hạ nhiệt.

Tùy vào thân nhiệt, khi thấy các triệu chứng sốt cao 38,5 độ trở lên thì bắt buộc phải dùng Paracetamol, mặc quần áo thoáng mát, ở nhà thì không cần phải mặc quần áo lót. Khi sốt cao 38,5 độ trở lên dùng paracetamol hạ sốt, liều 10-15 mg/kg/lần, không quá 60 mg/kg/ngày cho trẻ em và không quá 2 g/ngày với người lớn. Trẻ em không uống quá 4 lần trong một ngày.

Sốt nhẹ dưới 38 độ không nên dùng thuốc hạ nhiệt, vì sốt là phản ứng có lợi, kích thích miễn dịch sinh học.

Nếu CÓ HO HOẶC ĐAU HỌNG KHÔNG DÙNG KHÁNG SINH. DÙNG VỎ CHANH, NƯỚC GỪNG MẬT MONG UỐNG KHI CÒN ẤM NÓNG. CÁCH LÀM NHƯ SAU:

 Một trái chanh sau khi rủa sạch chia làm 2 nửa, vắt bỏ nước, chỉ dùng vỏ chanh, mỗi lần ăn 1 nửa. ngày 2 lần. Chấm muối nhai kỹ rồi nuốt, sau khi ăn xong không uống nước trong 30p, mục đích để tinh dầu và các hoạt chất trong vỏ chanh bám đều vào thành hầu họng, làm thay đổi môi trường thụ bệnh, vì lúc này hầu họng là cứ điểm của virus.

- Gừng tươi: lấy 30 gr gừng tươi giã nát, pha với 200ml nước sôi, bỏ bã chắt lấy nước pha với 1 thìa mật ong uống lúc còn ấm nóng, nhắc lại uống lúc còn ấm nóng. Uống sau khi ăn sáng. NƯỚC GỪNG MẬT ONG CHỈ DÙNG VÀO BUỔI SÁNG, KHÔNG DÙNG VÀO BUỔI TỐI VÀ ĐÊM.

 Dinh Dưỡng: ăn nhẹ đủ chất và đủ bữa, nên ăn cháo hành tía tô. (theo phương pháp dân gian) thêm thịt bằm.

Ăn nhẹ, đủ chất. Tuyệt đối kiêng những thức ăn sau, khi mắc các chứng bệnh do ôn dịch:

1. Trứng vịt lộn.

2. Lòng lợn, lòng phủ tạng động vật nói chung.

3. Hải sản, tôm cua ốc ếch, cá chép, baba, những con sống dưới nước.

4. Da gà, chim câu.

 Nhắc lại: TUYỆT ĐỐI KIÊNG CÁC THỰC PHẨM NÓI TRÊN.

Uống nhiều nước, nhắc lại uống nhiều nước tùy theo số lần sốt nhiều hay sốt ít, nhưng không được để cơ thể cảm thấy khát nước, hoặc có biểu hiện môi khô mắt trũng ấy là đang thiếu nước. Người bình thường cần 2,5 lít nước chia đều trong 1 ngày. Sau mỗi cơn sốt bù thêm 500ml. Nên dùng thêm NƯỚC DỪA để bù điện giải, mỗi ngày một đến 2 trái dừa tươi, dừa không được để lạnh (kiêng nước lạnh). Nước dừa giúp cơ thể ace bù điện giải.

Sinh hoạt: Dùng các dược liệu có tinh dầu ấm nóng xông, nấu nước xông theo các phương pháp dân gian. Như sả, lá lốt, lá tía tô, vỏ chanh....

KHI XÔNG XONG TUYỆT ĐỐI KHÔNG NGỒI TRƯỚC QUẠT GIÓ, KHÔNG BƯỚC VÔ PHÒNG CÓ MÁY LẠNH SAU KHI XÔNG.

Gừng và lá tía tô được ưu tiên đầu bảng. Có thể cho vào cháo ăn kèm 2 gia vị trên.

c). Theo dõi.

- Theo dõi các chỉ số sinh tồn cơ bản: Mạch, Nhiệt độ, Huyết áp. ( chỉ số nhịp tim trong một phút chính là số đếm mạch trong một phút). Đếm nhịp thở.

+ +Đếm mạch:

Vị trí đặt ba ngón tay là Động mạch quay là một trong hai ngành cùng của động mạch cánh tay, tách ra ở trong rãnh nhị đầu trong, dưới nếp gấp khuỷu 3 cm, chạy chếch theo hướng của động mạch cánh tay, tới bờ ngoài xương quay rồi chạy thẳng xuống dọc theo phía ngoài của vùng cẳng tay trước bạn sẽ thấy mạch đập dưới tay mình. (Có thể tìm trên google có hình ảnh cho rõ)

Tốt nhất là mua một thiết bị đo SpO2 thì có hiển thị luôn nhịp tim khỏi đếm.

Người lớn mạch bình thường 60-90 lần một phút, trên 100 hoặc dưới 50 lần, bạn nên báo y tế.

Trẻ sơ sinh mạch bình thường 100-160 lần một phút; 0-5 tháng tuổi 90-150 lần; 6-12 tháng tuổi 80-140 lần; 1-3 tuổi 80-130 lần; 3-5 tuổi 80-120 lần; 6-10 tuổi 70-110 lần; 11-14 tuổi 60-105 lần; 15-20 tuổi 60-100 lần.

+Đo nhịp thở:

Nằm thả lỏng 5p, sau đó đếm số lần lồng ngực phồng lên xẹp xuống. Hoặc nhờ người khác đếm khi ngủ.

Người lớn nhịp thở bình thường là 16-20 lần một phút, trên 22 hoặc dưới 15 lần, bạn nên báo y tế.

Trẻ em nhịp thở nhanh hơn người lớn: trẻ mới sinh 30-50 lần một phút; 0-5 tháng tuổi 25-40 lần; 6 tháng-5 tuổi 20-30 lần; 6-10 tuổi 15-30 lần; trẻ 11-20 tuổi 12-30 lần.

- Khi có biểu hiện ho khéo dài không đỡ cần Theo dõi SpO2 (tút này đã biên);

Thang đo chỉ số SpO2 tiêu chuẩn

1. SpO2 từ 97 - 99%: Chỉ số oxy trong máu tốt;

2. SpO2 từ 94 - 96%: Chỉ số oxy trong máu trung bình, cần thở thêm oxy;

3. SpO2 từ 90% - 93%: Chỉ số oxy trong máu thấp, cần xin ý kiến của bác sĩ.

4. SpO2 dưới 92% không thở oxy hoặc dưới 95% có thở oxy: Dấu hiệu suy hô hấp rất nặng;

SpO2 dưới 90%: Biểu hiện của một ca cấp cứu trên lâm sàng.

d). BIỂU HIỆN CẦN CẤP CỨU:

OXY TRONG MÁU DƯỚI 94%

NHỊP THỞ NHIỀU HƠN 26 LẦN MỘT PHÚT.

3./ CHĂM SÓC F0 KHI ĐÃ KHỎI BỆNH

 

Sau một quá trình cơ thể chiến đấu với virus covid-19 nói riêng và sau mỗi đợt cảm cúm, sốt nói chung cơ thể chúng ta rất mệt. Thường gặp: mệt mỏi, miệng đắng, tóc nhiều gàu, tóc rụng nhiều.

Để giải quyết tất cả các vấn đề hồi sức sau ốm, cách thải độc và bảo vệ tế bào gan sau một thời gian chúng ta dùng quá nhiều Paracetamol để hạ sốt.

Với Nam Dược, cây thuốc vị thuốc quanh ta theo kinh nghiệm của bản thân tôi thì tôi lựa chọn cây rau má.

Tên khoa học Centella asiatica. Họ Hoa tán - Apiaceae.

Tính vị: Rau má có vị hơi đắng, ngọt, tính mát. Quy kinh Can, Tỳ và Thận.

Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, tán ứ chỉ thống, lương huyết sinh tân, lợi niệu,bảo vệ tế bào gan và các chức năng gan ....

Nó có rất nhiều công dụng khác nhau, làm tăng sức bền thành mạch, chống suy giãn tĩnh mạch, làm vết thương nhanh lành.

Liều dùng và cách dùng: Dùng toàn cây.

Dùng tươi, xay làm sinh tố uống hàng ngày. Mỗi ngày một lần. Theo sách của Gs Đỗ Tất Lợi thì ngày dùng 30 đến 40 gr. Tuy nhiên có thể tăng lên đến 80gr/lần/ngày. Rau má rất lành, phụ nữ có thai vẫn dùng được.

Dùng sinh tố rau má tươi, uống hoặc ăn sống. 

- - - - - -

Mì Cay Seoul kính chúc mọi người sức khoẻ, bình an.

Hotline tư vấn miễn phí: 19003360
Hotline: 19003360
Chỉ đường icon zalo Zalo: 19003360 SMS: 19003360

Chọn ngôn ngữ

tiếng việt

tiếng anh

Čeština

Deutsch

Русский

Slovenčina

Polski

Hrvatski

Español

Italiano

中國

Français

Português

Türk

Magyar

Nederlands

Svenska

Norsk

Suomi

Latvijas

Lietuvos

Slovenščina

Român

Български

Беларускі

Srpski

العربية

한국의

日本語